Kết quả tìm kiếm cho "di sản văn hóa Khmer"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 766
Việc khai thác tài nguyên du lịch (DL) từ tiềm năng, thế mạnh địa phương thời gian qua giúp hoạt động DL của huyện miền núi Tri Tôn ngày càng phát triển. Nhiều hoạt động được tổ chức, đóng góp không nhỏ vào quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế địa phương.
Không sân khấu, không pháo hoa, không rình rang khánh tiết. Ở tuổi 50, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) chọn cách kỷ niệm 50 năm thành lập bằng những việc làm thầm lặng nhưng thiết thực, chan chứa nghĩa tình. Đó là dành toàn bộ kinh phí tiết kiệm được do không tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập và vận động thêm để xây dựng mới 815 căn nhà tạm/nhà dột nát cho các hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở.
Đến với vùng Bảy Núi, du khách không chỉ được tham quan những di tích văn hóa lịch sử hào hùng, cảnh đẹp của núi rừng hoang sơ, hùng vĩ, mà còn được thưởng thức những món ăn đặc sản dân dã mộc mạc, thơm ngon, độc đáo, mang đậm nét đặc trưng.
Nằm ở vùng đầu nguồn sông Cửu Long, An Giang có thiên nhiên phong phú, kết hợp hài hòa giữa núi non, sông nước, rừng tràm, đồng bằng và văn hóa bản địa đặc sắc.
An Giang là vùng đất được cư dân người Việt khai phá sau cùng ở Nam Bộ, nhưng sớm giữ vị trí xung yếu của ĐBSCL về phía Tây. Suốt hàng trăm năm ra sức khai phá vùng đất An Giang, bằng bàn tay và khối óc, bằng mồ hôi, nước mắt và cả xương máu, lưu dân đã biến miền đất hoang sơ thành đồng ruộng phì nhiêu, phố phường đông đúc, mở mang vùng đất biên giới Tây Nam mênh mông trở nên giàu đẹp.
Trong thời đại công nghệ số, mạng xã hội (MXH) không chỉ là công cụ giao tiếp, giải trí, mà còn là phương tiện truyền thông mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành du lịch (DL).
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) trên địa bàn tỉnh không ngừng phát triển, trở thành phong trào thi đua sôi nổi, nhận được sự hướng ứng của Nhân dân. Qua đó, góp phần phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân và đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, tạo động lực phát triển.
Năm 2025, An Giang đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển lĩnh vực dịch vụ và du lịch (DL), bảo đảm thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế 2 con số, cùng với nhiều giải pháp bứt phá để về đích kế hoạch 5 năm 2021-2025, tạo đà cho tăng trưởng giai đoạn tới.
Trong không khí phấn khởi chào đón Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay, đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh nhận được sự quan tâm sâu sắc của các cấp, ngành. Qua đó, càng khẳng định niềm tin của người Khmer đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp.
Ngày 11/4, Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lên dẫn đầu đoàn công tác đã đến thăm, chúc Tết Chol Chnam Thmay tại chùa Tà Miệt trên (xã Lương Phi) và chùa Svay Ton (thị trấn Tri Tôn). Bí thư Huyện ủy Tri Tôn Lâm Thành Sĩ cùng đi với đoàn.
Ngày 11/4, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Đinh Thị Việt Huỳnh dẫn đầu đoàn công tác tỉnh đến thăm, chúc mừng Tết Chol Chnam Thmay năm 2025, tại chùa Press Tưng (xã Cần Đăng, huyện Châu Thành). Cùng đi với đoàn có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Hữu Ngọc; Phó Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Nguyễn Thị Phương Linh và Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành Nguyễn Thị Phương Lan.
Tối 10/4, tại Quảng trường Thái Quốc Hùng (thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang phối hợp UBND huyện Tri Tôn tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang lần thứ XIV/2025.